Thượng tá Bùi Hải Hồ: Người lính giữa đời thường

17/11/2023 07:54:13 +07:00

Sinh ra và lớn lên tại làng quê Đất Thủ, trước kia là Sông Bé nay là Thành Phố Thủ Dầu Một – Bình Dương. Năm 19 tuổi chàng trai Bùi Hải Hồ đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, một trong những nhiệm vụ thiêng liêng mà các chàng trai phải thực hiện. Anh vui vẻ, hăng hái quyết định lên đường làm nghĩa vụ của một người trai. Gạt bỏ hết tất cả niềm đam mê của thời trẻ, gạt bỏ những mối tình vụng dại thời niên thiếu, anh đi theo tiếng gọi của non sông.

Thượng tá Bùi Hải Hồ

Liệu có mấy ai hiểu được cái ôm của người lính trước khi nhập ngũ, bỏ lại sau lưng mình gia đình, sự nghiệp và cả tình yêu.

Thời gian cứ thế mà trôi qua, chớp mắt một cái đã 30 năm, anh không nghĩ rằng thời gian lại trôi nhanh đến như thế. Giờ đây tuy anh đã nghĩ hưu, nhưng đôi lúc ngồi thoáng nghĩ về những tháng ngày anh đã từng gắn bó trong môi trường quân đội và những bộ đồ quân phục vẫn còn treo đâu đó ở góc nhà, những kỷ niệm đẹp đó đã gắn liền cùng anh trong hơn nửa đời người, một thời gian có thể gọi là đủ dài, mỗi khi nhớ lại trong lòng anh luôn mang một cảm giác lâng lâng thật khó tả.

Tôi hỏi anh hơn 30 năm anh gắn bó trong môi trường quân đội, vậy thì cuộc sống hiện tại bây giờ của anh có khác gì hay không, thì được anh chia sẻ: Hiện tại anh rất thoải mái về thời gian, anh có thể chủ động gặp gỡ được bạn bè, cùng bạn bè bên cạnh ly cà phê trò chuyện, và anh không phải bị áp lực bởi thời gian hạn hẹp vì phải làm việc như khi còn trong môi trường quân đội. Điều mà 30 năm qua anh chưa từng có được cho mình những khoảnh khắc này.

Tôi lại hỏi: “Hình như mọi người đã quen nhìn anh trong bộ quân phục, quen anh với hình ảnh của người lính bộ đội cụ Hồ, giờ thì với trang phục đời thường như thế này anh có thấy mình khác lắm hay không?”

Anh mỉm cười thật duyên và nói:

“Có, có chứ.. Tôi không hề quen với trang phục đời thường này một chút nào, bởi vì nó làm cho tôi không đủ tự tin khi giao tiếp và tôi nghĩ chắc có lẽ màu áo lính đã quá quen thuộc với tôi rồi thì phải, đã 30 năm rồi còn gì anh mỉm cười.”

Tôi lại thắc mắc: “Trong quân đội theo như tôi được biết anh là một tay chơi guitar cực kỳ hay, không chỉ tân nhạc mà lẫn cả cổ nhạc, vậy anh có thể chia sẻ về điều này được hay không?”

Anh đáp: “Hồi anh còn nhỏ xíu, tầm khoảng 12 hay 13 tuổi gì đó anh không nhớ rõ lắm, anh có theo lớp học đàn guitar cổ của nhạc sĩ Út Mù, học được một thời gian thì vô tình tiếng đàn của anh đã lọt vào tay của một Trưởng đoàn cải lương Thanh Châu Y Lan thời bấy giờ. Thế là với niềm đam mê, anh lại khăn gói lên đường theo Đoàn hát len lỏi khắp mọi nơi làm nhạc sĩ, điều mà anh không thể ngờ và chưa từng nghĩ ở cái tuổi được gọi là ăn chưa no, lo chưa tới mà phải phiêu bạt lang thang như vậy. “

Tôi lại tiếp tục thắc mắc: “Anh theo Đoàn hát đi lưu diễn khắp nơi như vậy, rồi sao anh có thể biết được mình trúng tuyển nghĩa vụ quân sự khi thời đó chưa có điện thoại để tiện liên lạc cũng như trên những thông tin truyền thông đại chúng?”

Buông nhẹ ly cà phê đang dang dở trên tay anh đáp lời tôi thật khẽ: “Ngày ấy mặc dù nói là đi lưu diễn khắp nơi nhưng cũng không gọi là quá xa, nên anh cũng có thể về thăm nhà thường xuyên khi những lúc trời mưa Đoàn không thể biểu diễn được. Con nít mà, 30 cây số thì có nhằm nhò gì so với sức trẻ của anh thời đó. Cứ trên chiếc xe đạp cà tàng cũ kỹ anh chạy một mạch về nhà không biết mệt, vì anh biết nơi đó có một người mẹ già đang hằng ngày mỏi mắt đợi mong anh, mong anh về để nhét vào tay anh những đồng tiền lẻ, những đồng tiền mà bà đã từng ngày chắt chiu gom góp có được từ gánh bánh canh nhỏ để nuôi anh nên người.”

Tôi lại hỏi thêm: “Hình như khi nhắc đến mẹ anh có một chút gì đó hơi xúc động có phải không?”

Anh lặng người một chút nhìn xa xăm rồi buông tiếng thở dài trong buồn bã. Anh nói: “Mẹ anh đã mất rồi, ngày ấy mặc dù khi anh chọn theo Đoàn hát mẹ anh cũng đã có ngăn cản vì thấy anh còn quá nhỏ, nếu anh đi theo Đoàn hát bắt buộc anh phải bỏ dỡ việc học, bà sợ xã hội nhiều cám dỗ rồi làm cho con bà hư hỏng. Nhưng sự ngăn cản của bà cũng không ngăn được niềm đam mê cháy bỏng của anh ở thời đó, nên cứ mỗi lần anh về là bà cứ luôn hỏi anh có đói bụng hay không? Rồi bà chiên vội vài con khô, gói lại thật cẩn thận để cho anh mang theo lên Đoàn hát để có cái mà ăn vì bà sợ anh đói. Và lúc nào anh về nhà cũng như thế, bà đều chắt mót rồi vét đưa cho anh những đồng tiền lẻ cuối cùng mà bà còn sót lại.”

“Khi gia đình báo anh đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, cảm giác của anh lúc đó như thế nào?”

Đáp lời rất nhanh anh nói: “Anh thấy rất bình thường, vì anh biết đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của một thanh niên, khi Tổ Quốc cần thì anh có mặt.”

Đang là một nhạc sĩ của Đoàn cải lương rồi lại trúng tuyển vào nghĩa vụ. Anh phải bỏ đi niềm đam mê của mình để về thực hiện vai trò và nghĩa vụ của một người lính. Hai vai trò hoàn toàn khác nhau, anh cảm nghĩ như nào có thể cho bạn đọc biết có được không?

Anh nói: “Ban đầu anh chỉ nghĩ khi thực hiện xong nghĩa vụ, anh sẽ về để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình, nhưng chính môi trường quân đội đã cho anh có một cái nhìn khác. Và khi chuẩn bị xuất ngũ anh bắt đầu định hướng cho mình theo học sĩ quan và cứ như thế áo lính đã gắn liền cùng anh trong suốt chặng đường 30 năm.”

Tôi lại tò mò trong môi trường quân đội, mà lại có một người vốn dĩ hát hay và đàn giỏi đến như thế vậy, thì chắc hắn những bóng hồng vây quanh anh chắc cũng khá nhiều?”

Anh cười tươi rói và đáp: “Thời trai trẻ mà, ai mà lại không có những cuộc tình ngây dại. Bao giờ hết thời áo xanh, hết còi hết kẻng anh về cưới em. Tình yêu của người lính mà, đối với Tổ Quốc, anh luôn dành một tình yêu mạnh mẽ và trung thành. Còn đối với em, anh sẽ thật lòng trao một trái tim nồng nàn, cháy bỏng…” Anh mỉm cười.

Tôi trêu ghẹo anh: “Nhìn anh nói chuyện cũng đầy chất nghệ sĩ đấy chứ, cũng lãng mạng lắm chứ phải đùa đâu.”

Anh cười lớn và nói: “Tôi giờ đây đã không còn thường xuyên khoác lên người chiếc áo lính như ngày nào, trừ khi những buổi hội họp mà đơn vị tổ chức mời tôi về tham dự, lúc ấy cũng vẫn với chiếc áo thân thương tôi hàn quyên bên những đồng đội ôn lại những tháng ngày đã qua, còn bây giờ tôi cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, bởi vì tôi được quay trở về tiếp tục với niềm đam mê, được ôm đàn, được hát nghêu ngao bất kể thời gian mà không phải bị áp lực bởi công việc.”

Vì tôi hiểu cuộc sống này vốn dĩ rất vô thường, và tôi cũng đã là người có tuổi, nên phần đời còn lại tôi chỉ muốn tìm cho mình chút bình yên, niềm vui của những ngày còn lại của cuộc đời.”

Trần Thanh Thảo